THẢO
QUẢ
1.
Thảo quả không những tạo hương vị cho nhiều món ăn mà nó còn rất có lợi cho sức
khỏe của bạn.
Thảo quả là
một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm,
vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia
vị.
Trên
thị trường có hai loại thảo quả là thảo quả màu xanh lá cây và màu đen. Vỏ của
2 loại đều có 3 mặt, bên trong chứa các hạt nhỏ. Thông thường, loại hạt này
được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc
đáo và thơm ngon.
2.
Giá trị dinh dưỡng của thảo quả
Khi
nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia sức khỏe đều thừa nhận
trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: Carbohydrate;
protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và
thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh
dầu (dầu dễ bay hơi)...
3. Bào chế:
-
Dùng cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở
bên trong đi, để dành dùng.
-
Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả nướng chín, bỏ vỏ lấy nhân
dùng.
4. Một số cách dùng thảo quả:
Trị sốt rét: Thảo quả nhân 4g, thục phụ tử 10g, sinh khương 3 lát, đại
táo 3 quả, sắc uống.
Trị
bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ: thảo quả (nướng) 6g, hậu phác, hoắc
hương đều 10g, thanh bì, bán hạ, thần khúc đều 6g, cao lương khương 6g, đinh
hương, cam thảo đều 4g, sinh khương, đại táo 10gm sắc uống.
Trị sốt rét: Thảo quả nhân 2g, tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi
lên cơn, nhét vào một bên lỗ mũi.
Trị
tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy
đau: Thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương đều 10g,
cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống.
Trị miệng hôi: Thảo
quả giã dập, ngậm nuốt dần.
Trị sốt rét, tiêu chảy: Thảo quả
10g, kha tử 10g, gừng sống bảy lát, táo đen bảy trái, nước 300ml. sắc còn
200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét