Nông sản Việt Nam
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014
Thảo quả
THẢO
QUẢ
1.
Thảo quả không những tạo hương vị cho nhiều món ăn mà nó còn rất có lợi cho sức
khỏe của bạn.
Thảo quả là
một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm,
vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia
vị.
Trên
thị trường có hai loại thảo quả là thảo quả màu xanh lá cây và màu đen. Vỏ của
2 loại đều có 3 mặt, bên trong chứa các hạt nhỏ. Thông thường, loại hạt này
được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc
đáo và thơm ngon.
2.
Giá trị dinh dưỡng của thảo quả
Khi
nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia sức khỏe đều thừa nhận
trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: Carbohydrate;
protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và
thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh
dầu (dầu dễ bay hơi)...
3. Bào chế:
-
Dùng cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở
bên trong đi, để dành dùng.
-
Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả nướng chín, bỏ vỏ lấy nhân
dùng.
4. Một số cách dùng thảo quả:
Trị sốt rét: Thảo quả nhân 4g, thục phụ tử 10g, sinh khương 3 lát, đại
táo 3 quả, sắc uống.
Trị
bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ: thảo quả (nướng) 6g, hậu phác, hoắc
hương đều 10g, thanh bì, bán hạ, thần khúc đều 6g, cao lương khương 6g, đinh
hương, cam thảo đều 4g, sinh khương, đại táo 10gm sắc uống.
Trị sốt rét: Thảo quả nhân 2g, tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi
lên cơn, nhét vào một bên lỗ mũi.
Trị
tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy
đau: Thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương đều 10g,
cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống.
Trị miệng hôi: Thảo
quả giã dập, ngậm nuốt dần.
Trị sốt rét, tiêu chảy: Thảo quả
10g, kha tử 10g, gừng sống bảy lát, táo đen bảy trái, nước 300ml. sắc còn
200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
Hầm bảo quản tàu cá bằng vật liệu tiên tiến.
1. Đặt vấn đề
Đặc thù của nghề khai thác hải sản xa bờ là tàu khai thác
thường đánh bắt ở những ngư trường cách xa bờ từ 1- 4 ngày đường, sản phẩm đánh
bắt được không thể chở ngay vào bờ để tiêu thụ mà phải bảo quản dài ngày trên
tàu. Để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chuyến biển ngư dân cố gắng kéo dài thời
gian bám biển, hiện nay nhiều tàu cá xa bờ có chuyến biển kéo dài từ 2-3 tháng.
Hiện nay các tàu khai thác HSXB thường trang bị mỗi tàu từ
4-6 hầm bảo quản. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được 1 hầm bảo quản có khả
năng giữ nhiệt tốt để nước đá mang đi ít tiêu hao, có như vậy cá đánh bắt được
ướp bằng nước đá có thể được bảo quản dài ngày trên biển.
Để đáp ứng đước yêu cầu này việc ứng dụng công nghệ đóng
hầm bảo quản bằng vật liệu PU foam đang ngày càng trở nên cấp thiết.
2. Hầm
bảo quản sản phẩm trên tàu cách nhiệt bằng công nghệ cũ
Hiện
nay hầu hết các tàu đánh cá xa bờ của ngư dân đều sử dụng công nghệ bảo quản lạnh
sản phẩm đánh bắt được bằng nước đá lạnh mang theo từ đất liền. Vì vậy vấn đề đặt
ra là để bảo quản tốt sản phẩm thì khâu giữ nhiệt của hầm bảo quản đóng vai trò
hết sức quan trọng.
Hầu hết các tàu đến nay vẫn dùng công nghệ đóng hầm bảo
quản bằng vật liệu Styropore (xốp trắng) hoặc cao xu xốp đây là công nghệ cũ
ngư dân đã ứng dụng từ lâu.
Ưu điểm của công nghệ này là giá thành hạ, người dân tự làm cho tàu mình.
Nhược điểm của công nghệ này là sau 3-4
năm xốp trắng bị ngấm nước thì tính năng cách nhiệt của các loại vật liệu này sẽ
hết tác dụng.
Khi tiếp xúc với các tàu đóng hầm bảo quản bằng công nghệ
cũ chỉ sau 3-4 năm đều bị tổn thất nhiệt rất lớn, cứ 3 ngày tổn thất 30% lượng
nước đá trong hầm, 7 ngày hao hụt mất 50% lượng nước đá mang theo và 10 ngày
thì hầu hết đá mang theo tan chảy hết.
Tàu
khai thác hải sản xa bờ của nước ta hiện nay còn tổn thất nhiều sau thu hoạch tỷ
lệ tổn thất này lên đến 25-30% (công bố của Tổng cục thủy sản).
Trong
đó có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do hầm bảo quản của ngư dân
không đạt tiêu chuẩn cách nhiệt.
3. Ứng dụng vật
liệu PU Foams vào làm hầm bảo quản trên tàu cá
Đóng hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane (PU foam) là
công nghệ mới, ở những nước tiên tiến thì công nghệ này đã được ứng dụng rộng
rãi còn ở nước ta thì đang ở giai đoạn mới bắt đầu.
Vật liệu PU Foam là nhựa tổng hợp
dạng bọt cứng, được tạo thành từ hai loại chất lỏng chính bao gồm:
- Chất lỏng thứ nhất
là Polyol.
- Chất lỏng thứ 2
là hỗn hợp các chất polymethylene, polyphenyl và Isocyanate.
Hai
chất lỏng này nếu được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định nhờ một thiết bị
chuyên dụng chúng sẽ giãn nở tạo thành chất foam cách nhiệt rất tốt.
Công thức chính của PU như sau
Hình
ảnh một PU đơn giản
Tính
năng và ứng dụng của vật liệu Polyurethane:
-
Ứng dụng trong công nghệ lạnh như tấm panel kho lạnh, bảo ôn các hầm lạnh, nhà
máy bia, các bồn và đường ống lạnh v.v...
-
Tỉ trọng: 22 - 200kg/m3 (dùng trong tàu cá tỷ trọng từ 55 – 65 kg/m3).
-
Khả năng chịu nhiệt: - 60oC đến 80oC.
-
Hệ số dẫn nhiệt: 0,019 – 0,023 W/m.k
-
Chịu nén cao: 180 - 250 Kpa.
-
Tính thấm nước < 3%
-
Tuổi thọ từ 15 - 30 năm
Thi công làm hầm bảo quản bằng vật liệu PU foam trên tàu cá:
Để cách nhiệt hầm lạnh bằng vật liệu PU foam chúng ta
tiến hành theo các bước sau:
- Đầu tiên chúng ta phải tạo khuôn để bơm PU.
- Khuôn được tạo thành bằng cách đóng thêm một lớp ván
(ván dày từ 2-3 cm) phía trong hầm tàu để tạo thành các khoang trống với chiều
dày khoảng 10-12cm bao quanh hầm tàu .
Sau đó tiến hành bơm 2 loại chất lỏng này vào khuôn bằng
một máy bơm chuyên dụng.
Hai chất lỏng sẽ được máy phối trộn và phản ứng với
nhau giãn nở để tạo thành một chất foams có tác dụng cách nhiệt.
Chất PU foam sẽ giản nở và lấp đầy các khoảng trống tạo
thành một lớp PU foam dày từ 10-12 cm xung quanh hầm tàu.
PU foam sẽ bám chặt vào lớp ván vỏ tàu và lớp ván phía
trong vỏ tàu tạo thành một khối vừa cứng, nhẹ, cách nhiệt, không thấm nước góp
phần bảo vệ vỏ tàu được tốt hơn.
Lớp PU foam này vừa có tác dụng cách nhiệt, vừa có tác
dụng tăng tính năng nổi của thân tàu và vừa bảo vệ tàu trong trường hợp tàu bị
vỡ lớp ván phía ngoài vỏ tàu thì nước cũng không thể tràn vào trong khoang tàu.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sau khi phun đầy
PU foam vào khoảng trống ở xung quanh hầm bảo quản, chúng ta tiến hành bọc Inox
304 vào vách hầm để sản phẩm bảo quản không tiếp xúc với ván vỏ tàu cũng như với
vật liệu PU foam.
Đồng thời hầm được bọc bằng Inox sẽ dễ dàng cho công
tác vệ sinh sau mỗi chuyến biển.
Hiệu quả kinh tế
khi ứng dụng vật liệu PU foam vào đóng hầm bảo quản
- Thi công nhanh (bơm PU foam mỗi ngày bơm được một tàu
công suất từ 800-1000CV).
- Chất lượng bảo quản sản phẩm tốt, thời gian bảo quản
tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với tỷ
lệ ướp đá là 1,5đá/1cá.
- Hầm giữ trữ nước đá với tỷ lệ hao hụt dưới 5% trong
thời gian 20 ngày.
-
Chủ động thời gian lấy đá. Ví dụ: vào những ngày 17-18 âm lịch hàng tháng tàu sẽ
đồng loạt ra khơi và tất cả đều lấy đá vào ngày này dẫn đến thiếu đá và giá đá
sẽ tăng lên. Trong khi tàu có hầm bảo quản bằng PU foam có thể lấy đá trước 2-3
ngày so với các tàu khác mà vẫn không bị hao đá.
- Khi tàu về bờ nếu bị ép giá tàu có hầm bảo quản tốt có
thể chưa bán vội để một vài ngày sau khi các tàu khác bán hết giá cá nâng lên
lúc đó bán được giá.
-
Khi tàu chạy từ biển khơi vào bờ đối với tàu có hầm bảo quản tốt không cần phải
chạy nhanh mà chỉ chạy tốc độ vừa phải (thấp ga) và sẽ giảm được chi phí nhiên
liệu.
4. Kết luận:
Vật
liệu PU foam là vật liệu tối ưu để ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu
cá.
Nếu
công nghệ này được ứng dụng rộng rãi thì tổn thất sau thu hoạch sẽ giảm xuống,
hiệu quả kinh tế của các tàu xa bờ sẽ nâng cao.
Từ
đó ngư dân an tâm bám biển dài ngày.
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
GIỐNG VỊT BIỂN
GIỐNG VỊT BIỂN
Vịt là giống gia cầm được nuôi phổ biến
và rất lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Tuy
nhiên VỊT BIỂN lại là một khái niệm khá mới lạ và hầu như chưa được nuôi trồng
tại Việt Nam. Vậy VỊT BIỂN có đặc điểm gì và nuôi trồng như thế nào?
Giống Vịt biển được công nhận theo
Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 của Bộ NN & PTNT.
1. Điều kiện nuôi:
- Nước mặn (nước biển).
- Nước lợ.
- Nước ngọt.
2. Đặc điểm:
- Tuổi đẻ: 20 - 21 tuần tuổi.
- Khối lượng vào đẻ: 2.537,4 – 2.698,17
g/con.
- Năng suất trứng: 235 - 247 quả/mái/năm
đẻ.
- Khối lượng trứng: 82 – 86 g/quả.
- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng:
3,1 - 3,3 kg.
- Khối lượng vịt thương phẩm: 2,26
- 2,35 kg/con.
- TTTA/kg tăng khối lượng: 2,4 -
2,6kg.
3.
Tại sao chúng ta cần quan tâm đến giống vịt này?
- Trước tiên chúng ta đã biết Việt Nam
là nước có bờ biển trải dài 3.444 km và diện tích mặt nước (biển) rất lớn. Đó
là một tiềm năng mà rất nhiều nước khác không có và thèm muốn. Tuy nhiên
chúng ta lại chưa tận dụng hết tiềm năng mà điều kiện thiên nhiên mang lại.
- Hiện chúng ta mới chỉ quan tâm đến
khía cạnh khai thác, trong khi nguồn lợi thủy sản dù nhiều và phong phú nhưng
lại có hạn. Chúng ta chưa quan tâm đến việc nuôi trồng.
|
|
- Cuối cùng, như đã giới thiệu ở phần trên, VỊT BIỂN là giống
mới, có thể nuôi ở nhiều điều kiện khác nhau, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả
cho bà con nông dân.
Bài viết này không nhằm mục đích giới
thiệu để kinh doanh, mà đơn thuần chỉ là kênh thông tin cho mọi người xem, tham
khảo. Nếu ai quan tâm có thể comment, tác giả sẽ trả lời và tư vấn (kể cả địa
chỉ mua). Hãy chia sẻ đến những người cần và quan tâm đến Vịt Biển.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)